Là người con thứ 4 trong gia đình có 6 anh chị em ở xã Long Hưng,àngthủkhoaképtừngmuốnbảolưukếtquảhọctậpđểlàmcôngnhâmáy lọc nước gia đình huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng), Lê Minh Giaođược nhiều người mến mộ bởi nghị lực vượt khó học tập.
Muốn đi làm thuê kiếm tiền rồi mới tiếp tục học đại học
Vì một số lý do nên Giao đi học muộn 2 năm so với bạn bè đồng trang lứa. Gia đình thuộc diện hộ nghèo, cha mẹ đã lớn tuổi lại hay đau ốm, anh trai và em gái út của Giao bị bệnh tâm thần. Khó khăn như vậy nhưng suốt 12 năm liền, Giao đều là học sinh giỏi xuất sắc.
"Năm lớp 6, mình viết chữ rất xấu, đến nỗi người khác nhìn vào sẽ không đọc được. Giáo viên ngữ văn đánh giá cao kỹ năng viết lách của mình nhưng khuyên nên cải thiện chữ viết. Thế là nghỉ hè, mình "cắm đầu" rèn chữ bằng cách chép nhiều lần các văn bản trong sách giáo khoa. Kết quả có tiến bộ và mình đã đoạt giải khuyến khích cuộc thi "Văn hay chữ tốt" cấp huyện vào năm học lớp 7", Giao kể về một trong những bước ngoặt lớn của bản thân.
Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình nên sau khi học xong bậc THCS, Giao thi vào Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh để không tốn tiền học phí, cũng như không tạo thêm gánh nặng cho cha mẹ. Tận dụng thời gian nghỉ hè những năm THPT, Giao xin làm thuê trong các công ty, nhà máy ở tỉnh Bình Dương.
Giao có niềm đam mê đặc biệt với môn lịch sử. Năm lớp 11, chàng trai này đoạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi môn lịch sử cấp tỉnh. Giao kể đầy tự hào: "Cha là người đã truyền cảm hứng cho mình yêu thích môn học này. Cha thường kể chuyện những ngày còn ở chiến trường, cảm thấy rất ngưỡng mộ và tò mò nên mình quyết định tìm hiểu kỹ. Lớp 12, mình vinh dự được kết nạp Đảng, sau đó luôn ao ước sau này sẽ theo học ngành xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước".
Năm 2019, khi đang đi làm thuê thì nhận được tin báo mình trúng tuyển và còn là thủ khoa đầu vào của Học viện Cán bộ TP.HCM, Giao vô cùng hạnh phúc. Song, những nỗi lo, mối bận tâm cũng nhanh chóng "bủa vây" lấy chàng trai này. "Mình gọi điện báo ngay cho cha mẹ ở quê rằng đã trúng tuyển vào học viện với thành tích thủ khoa. Thế nhưng, mình muốn bảo lưu kết quả, đi làm công nhân để kiếm tiền rồi mới tiếp tục học. Cha mẹ rất vui mừng khi nghe kết quả, nhận ra sự lo lắng của con nên động viên mình yên tâm mà học, cha mẹ sẽ chạy vạy lo chi phí", Giao kể.
Như một giấc mơ…
Thấu hiểu hoàn cảnh của Giao, các mạnh thường quân, thầy cô, bạn bè… cùng nhau hỗ trợ chi phí học tập và may mắn đã mỉm cười với chàng thủ khoa vượt khó. "Cứ như một giấc mơ bởi nếu không nhờ sự giúp đỡ của mọi người, sẽ không có Minh Giao của ngày hôm nay. Mình tự nhủ phải luôn cố gắng tiến về phía trước để không phụ sự kỳ vọng, yêu thương của mọi người", Giao xúc động nói.
Sau khi đã thích nghi với môi trường mới, từ học kỳ 2 của năm nhất, Giao đã bắt đầu đi làm thêm các công việc như: nhân viên tại cửa hàng tiện lợi; phục vụ nhà hàng, tiệc cưới; gia sư… để trang trải chi phí sinh hoạt.
"Ban ngày mình đi học, buổi tối rảnh thì đi làm thêm. Còn ngày cuối tuần phải dậy sớm, "chạy sô" tận 3 công việc ở những nơi khác nhau. Lúc đó chưa có xe máy nên chủ yếu di chuyển bằng xe buýt hoặc đi bộ. Đôi lúc cảm thấy rất mệt mỏi, áp lực nhưng lại nghĩ đến gia đình, những người đã giúp đỡ mình nên lại vực dậy tinh thần và vượt qua được", Giao kể.
Trong 4 năm tại học viện, Giao xuất sắc đạt học bổng cả 8 học kỳ, nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" cấp học viện, tích cực tham gia các chương trình, chiến dịch tình nguyện như: Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện, Tiếp sức mùa thi…
Giao tiết lộ: "Mình cân bằng giữa học tập, làm thêm và tham gia các hoạt động ngoại khóa bằng cách vạch ra kế hoạch chi tiết nhất. Điều này giúp bản thân hạn chế áp lực và không bị lúng túng bởi số lượng việc cần giải quyết nhiều. Mình tận dụng triệt để thời gian trên lớp để học và sắp xếp thời gian đến thư viện đọc, nghiên cứu tài liệu".
Hạnh phúc, bất ngờ, xúc động… là những cảm xúc trong Giao khi trở thành thủ khoa kép của học viện. "Thành quả ngọt ngào này không chỉ của riêng mình mà còn là của tất cả mọi người đã yêu thương, giúp đỡ. Mình lấy đó làm động lực để tiếp tục nỗ lực, phấn đấu chứ không cho phép bản thân ngủ quên trên chiến thắng", Giao bày tỏ.
Là cố vấn học tập của Giao, thạc sĩ Nguyễn Văn Thông, giảng viên tại Học viện Cán bộ TP.HCM, nhận xét: "Giao có hoàn cảnh rất khó khăn nhưng không ngại khổ mà luôn cố gắng vươn lên. Trong quá trình học tập, Giao thể hiện được năng lực của mình với ý thức kỷ luật tốt. Bạn ấy chủ động học tập, giúp đỡ bạn bè, ngoan ngoãn, tôn trọng thầy cô… Tôi thật sự tự hào khi Giao trở thành thủ khoa kép của học viện. Hy vọng ở chặng đường sắp tới, không chỉ riêng Giao mà tất cả các tân cử nhân của học viện đều tiếp tục học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, kỹ năng để ngày càng trưởng thành hơn".